Có lẽ các bạn từng nghe nhắc đến Firmware trên điện thoại, máy tính và các thiết bị kỹ thuật số. Tuy nhiên, hầu hết người dùng vẫn chưa biết Firmware là gì? Có nên nâng cấp Firmware hay không? Vai trò của Firmware là gì? Với rất nhiều vấn đề liên quan đến Firmware được người dùng đặt ra. Vì vậy, các chuyên gia tại Trang công nghệ số 1 tại Việt Nam – HPConnect.vn sẽ bật mí đến các bạn. Mời các bạn theo dõi sau đây nhé!

Firmware là gì?

Có rất nhiều vấn đề liên quan đến Firmware mà người dùng thường hay băn khoăn. Điển hình như Android Firmware là gì, Flash Firmware là gì, Firmware Samsung là gì, password firmware là gì, firmware máy là gì,… Các bạn hãy theo dõi để hiểu rõ hơn về Firmware nhé!

Firmware nghĩa là gì? Lập trình Firmware là gì? Chắc hẳn sẽ có nhiều người nhầm lẫn và đặt ra vấn đề firmware là phần mềm gì? Firmware có phải là là phần mềm hay software? Theo Wikipedia, Firmware là một dạng chương trình máy tính hỗ trợ kiểm soát ở mức độ thấp cho phần cứng cụ thể trên thiết bị.

Firmware tiếng Việt là gì? Firmware trong tiếng Việt là gì? Đa phần những thiết bị hiện nay đều được sản xuất dưới dạng firmware khác nhau. Như các thiết bị điện thoại, máy tính, xe hơi, âm thanh nổi stereo,…

firmware-android-la-gi
Firmware là gì?

Vậy phần mềm Firmware là gì? Nó là một thuật ngữ được sử dụng để nói đến những chương trình máy tính cố định. Có khả năng điều khiển các thiết bị điện tử ở mức độ thấp. Với một số ví dụ điển hình của Firmware để các bạn dễ hình dung như máy tính bỏ túi, bộ điều khiển từ xa, các thiết bị phần cứng như bàn phím, ổ cứng hay thẻ nhớ,…

Đối với những loại thiết bị đơn giản, Firmware thực sự rất cần thiết để giúp cho nó hoạt động. Còn đối với những thiết bị được sản xuất hiện đại hơn như máy tính. Nó sẽ cần thêm vào phần mềm software, hệ điều hành và các ứng dụng phần mềm để hỗ trợ cho quá trình sử dụng.

Hơn thế nữa, Firmware còn có trên các loại thiết bị tiêu dùng. Nhằm đáp ứng các quy trình cơ bản dành cho thiết bị hay để thực hiện các chức năng ở mức độ cao cấp hơn.

>>> Tham khảo thêm:

Firmware gồm có những loại nào?

Để biết được Firmware gồm có những loại nào? Mời các bạn theo dõi những chia sẻ đến từ HPConnect.vn ngay sau đây:

BIOS

Sau khi nhấn vào nút nguồn, máy tính của bạn sẽ tiến hành khởi động vào BIOS. Nó có khả năng tương tác với phần cứng. Đồng thời, có thể kiểm tra bất kỳ lỗi gì. Sau đó, sẽ ra hiệu cho chương trình khác với tên gọi là Bootloader. Chương trình này sẽ thực hiện nhiệm vụ đánh thức hệ điều hành vẫn còn ngủ ở bên trong ổ cứng. Tiếp đó, đưa vào bộ nhớ dữ liệu Random Access Memory – RAM.

BIOS có nhiệm vụ chính là chuyên xử lý những thành phần thuộc phần cứng máy tính. Với mục đích đảm bảo cho những thành phần này luôn đảm bảo hoạt động đúng cách. Tuy nhiên, với lý do là phần mềm cấp thấp và không được thay đổi trong suốt thời gian qua. Vì vậy, BIOS dường như đã bị lỗi thời và nó không còn khả năng để hỗ trợ tốt cho những công nghệ hiện đại.

flash-firmware-la-gi
Firmware gồm có những loại nào?

Ví dụ điển hình nhất đó là hiện nay BIOS vẫn còn dùng code 16-bit. Tuy nhiên, các dòng máy tính và laptop hiện nay đã chạy code 32 và 62-bit.

EFI

EFI là từ được viết tắt của cụm từ tiếng Anh Extensible Firmware Interface. Đây là một bộ đặc tả giao thức phần mềm có vai trò giao tiếp giữa hệ điều hành cùng với firmware hệ thống. Nó sẽ được CPU dùng để khởi động phần cứng mà có thể bỏ qua Bootloader. Có một số trường hợp EFI sẽ được gọi là UEFI (Đây là từ viết tắt của cụm từ Unified Extensible Firmware Interface). Bên cạnh đó, EFI còn sở hữu nhiều ưu điểm hơn so với BIOS.

Điển hình như EFI sẽ đảm bảo cho máy tính của người dùng chỉ khởi động dựa trên phần mềm đến từ các nhà sản xuất tin đậy. Có nghĩa là nó sẽ hỗ trợ cho người dùng tính năng Secure Boot để cải thiện được tính bảo mật.

Firmware được cập nhật khi nào?

Sau đây là một số trường hợp Firmware cần được cập nhật:

  • Khi nhà sản xuất cần tiến hành sửa lỗi xảy ra trên những thiết bị đã được xuất xưởng.
  • Thay đổi hiệu năng trên thiết bị
  • Thay đổi lại những thành phần quan trọng có trong hệ thống và trong nhân của thiết bị.

Có nên nâng cấp Firmware hay không?

Hiện nay, có rất nhiều người đặt câu hỏi Có nên nâng cấp Firmware hay không? Thông thường, Firmware sẽ được tiến hành nâng cấp khi thuộc một trong những trường hợp dưới đây:

  • Trường hợp thiết bị mà bạn đang sử dụng vẫn còn hoạt động ở trạng thái ổn định. Lúc này, bạn vẫn chưa có nhu cầu cập nhật thêm bất kỳ tính năng nào. Bạn có thể chờ đợi sau 2 tuần để đưa ra quyết định của mình.
  • Còn đối với trường hợp thiết bị mà bạn đang sử dụng xảy ra quá nhiều lỗi hay thiếu ổn định. Lúc này, nâng cấp Firmware chính là sự lựa chọn tốt nhất. Đa phần nhà sản xuất sẽ tiến hành nghiên cứu rất kỹ lưỡng và họ đã lường trước được những trường hợp có thể xảy ra khi thực hiện nâng cấp. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp sẽ xảy ra một số sai sót nhất định trong việc tính toán. Có khả năng thiết bị của bạn sẽ bị mất đi tất cả dữ liệu sau khi tiến hành nâng cấp Firmware. Do đó, các bạn cần phải đảm bảo được rằng, bạn đã tiến hành sao chép lại đầy đủ các bản sao lưu phần mềm.
  • Sau khi nâng cấp hoàn tất, cũng có trường hợp thiết bị của bạn không được khắc phục lỗi như nhà sản xuất đã cam kết trước đó. Tuy nhiên, các bạn đừng nên lo lắng. Hãy tiến hành nghiên cứu thông tin ở trên mạng để xem có người dùng nào gặp phải tình trạng như bạn hay không. Nếu đây là trường hợp số ít thì bạn nên tiến hành format lại tất cả thiết bị. Cuối cùng, bạn hãy cập nhật lại Firmware phiên bản mới nhất là được.
password-firmware-la-gi
Có nên nâng cấp Firmware hay không?

Qua đó, chúng ta có thể thấy rằng Firmware là một thao tác cũng có mặt lợi và mặt hại của nó. Vì vậy, các bạn hãy cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định. Hoặc bạn có thể tham khảo ý kiến từ những người dùng đã từng nâng cấp.

Sự khác nhau giữa Software và Firmware là gì?

Giữa Firmware và Software sẽ không có sự phân biệt rõ ràng nào. Khi sự khác nhau giữa chúng chủ yếu là về vai trò và tác động từ phía người dùng. Hơn thế nữa, Firmware thực chất là một loạt những Software.

Firmware

Đây là một phần mềm hệ thống mà nhà sản xuất đã tiến hành nạp cố định vào bộ nhớ chỉ đọc ra. Nó sẽ không có bất kỳ một tác động nào khác. Các bộ nhớ lưu trữ trên Firmware là các bộ nhớ không ổn định. Gồm có bộ nhớ Rom, Eprom và bộ nhớ flash. Do đó, người dùng sẽ không được phép chỉnh sửa trực tiếp hoặc cải biến gì trên Firmware. Lúc này, chỉ có nhà sản xuất hay phần mềm hỗ trợ thì mới thực hiện được điều này.

Đặc điểm về cập nhật này chính là sự khác biệt cơ bản nhất giữa Firmware và Software. Đa phần nhà sản xuất sẽ không cho phép người dùng tự động cập nhật Firmware. Vì khi có sự tác động vào Firmware có khả năng dẫn đến xung đột và gây ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của thiết bị.

firmware-samsung-la-gi
Sự khác nhau giữa Software và Firmware là gì?

Thông thường, người dùng không được phép truy cập vào hoặc không được tác động đến Firmware là các loại thiết bị điện tử, đĩa cứng hay ổ đĩa quang học,… Vì các tác động không cần thiết có thể dẫn đến tình trạng làm Firmware bị hỗn độn. Dẫn đến thiết bị sẽ ngưng hoạt động. Còn có một số trường hợp đặc biệt về những thiết bị cao cấp. Điển hình như điện thoại thông minh hay máy tính BIOS,… Người dùng sẽ được phép cập nhật vào để chỉnh sửa khi xảy ra các sự cố.

Software

Software là phần mềm máy tính. Tại đây sẽ chứa những ứng dụng, tiện ích hay chương trình có khả năng thay đổi, cải biến và chỉnh sửa. Giao diện Software sẽ cho phép người dùng được sử dụng để chạy hay cài đặt trực tiếp lên thiết bị. Bên cạnh đó, người dùng có thể thấy nó cũng như thực hiện trên Software các thao tác mà bạn không thể thực hiện trên Firmware.

Khác biệt so với Firmware, Software sẽ cho phép người dùng cập nhật mà không cần đến sự cho phép của nhà sản xuất. Đồng thời, tần suất cập nhật Software cũng nhiều hơn so với Firmware.

Có lẽ với những thông tin trên đây đã giúp các bạn phần nào hiểu rõ hơn về Software và Firmware. Đặc biệt, nó đã giúp các bạn biết được Sự khác nhau giữa Software và Firmware là gì.

Firmware được lưu trữ ở đâu?

Firmware là software đã được ghi trực tiếp lên những thiết bị phần cứng. Nhưng các bạn đã biết chính xác là nó đã được lưu trữ trên thiết bị bằng cách nào hay chưa?

Firmware thường được lưu trữ vào những loại bộ nhớ đặc biệt. Hay nó còn được gọi với tên gọi khác là flash ROM. ROM là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh Read Only Memory (Bộ nhớ chỉ đọc). Đồng thời, bộ nhớ này chỉ được viết bởi nhà sản xuất một lần duy nhất khi sản xuất phần cứng đó. ROM thực sự rất cần thiết đối với những thiết bị điện tử. Vì nó sẽ giúp cho thiết bị lưu giữ dữ liệu vĩnh viễn. Ngay cả khi xảy ra sự cố khiến cho thiết bị tắt đi hay thiết bị tắt đột ngột do mất điện thì dữ liệu cũng được lưu lại. 

Flash ROM memory là rewritable ROM memory. Vì ngay cả khi được viết từ nhà sản xuất phần cứng, nó vẫn có khả năng được viết lại. Có một điều là người dùng có thể firmware mới cho một thiết bị phần cứng. Nhưng các bạn hãy nhớ rằng, bạn chỉ thực hiện được điều đó đối với công cụ cập nhật phần mềm phù hợp hay nó đã được thiết kế đặc biệt với mục đích hoạt động dành cho thiết bị phần cứng đó.

Kết luận

Như vậy là các chuyên gia tại HP Connect đã chia sẻ đến các bạn các thông tin liên quan đến Firmware. Hy vọng tất cả đã giúp bạn có câu trả lời cho vấn đề Firmware là gì? Có nên nâng cấp Firmware hay không? Đồng thời, giúp bạn hiểu rõ hơn để hỗ trợ tốt cho quá trình sử dụng các thiết bị.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây